UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Số: 319/QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 20 tháng 3 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân Khu A – Khu 3 (giai đoạn 1 phần hạ tầng kỹ thuật) để hoàn trả vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL.286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo, huyện Yên Phong theo hình thức hợp đồng BT
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19.6.2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18.6.2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26.11.204;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 32/2015/NĐ-CP ngày 25.3.2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 08.6.2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12.5.2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 15/2015/NĐ-CP ngày 14.02.2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); số 118/2015/NĐ-CP ngày 12.11.2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 302/QĐ-TTg ngày 08.3.2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân khu A, huyện Yên Phon, tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 09.02.2017 của UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
Xét đề nghị của Công ty cổ phần đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân tại tờ trình số 45/TTr-CTHN ngày 26.02.2018. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án kèm theo văn bản số 228/HĐXD –QLDA ngày 14.4.2017 của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng; Kết quả thẩm định dự án số 534/SXD-ĐT&HT ngày 10.10.2017 của Sở Xây dựng; của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 55/KHĐT-KTĐN ngày 02 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân Khu A – Khu 3 (giai đoạn 1 phần hạ tầng kỹ thuật) để hoàn trả vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL.286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo, huyện Yên Phong theo hình thức hợp đồng BT với các nội dung chủ yếu sau:
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân Khu A – Khu 3 (giai đoạn 1 phần hạ tầng kỹ thuật) để hoàn trả vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL.286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo, huyện Yên Phong theo hình thức hợp đồng BT.
- Nhóm dự án, loại, cấp công trình: Dự án nhóm B, loại công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT) khu đô thị; công trình cấp II.
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân.
- Địa điểm xây dựng: xã Yên Phụ và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong.
- Tư vấn lập báo cáo NCKT: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
- Tư vấn khảo sát địa hình: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng giao thông Bắc Ninh.
- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Tạo vốn đối ứng hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp TL.286 đoạn từ thị trấn Chờ đến cầu Đò Lo, huyện Yên Phong theo hình thức hợp đồng BT.
- Diện tích sử dụng đất: Khoảng 75ha.
- Quy mô, phương án xây dựng và các giải pháp thiết kế:
HTKT khu đô thị và dịch vụ phía Tây thị trấn Chờ, phân khu A – khu 3 xây dựng trên khu đất có diện tích 75 ha, được thiết kế đồng bộ về HTKT gồm: San nền, đường giao thông, cấp nước sạch, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, hệ thống hào, cống bể kỹ thuật, vườn hoa, cây xanh với các giải pháp thiết kế chính như sau:
- San nền:
Các lô đất xây dựng công trình được san nền bằng cát đen đầm chặt K≥0,85, theo độ dốc của khu vực; cao độ san nền hoàn thiện thấp hơn 20cm so với cao độ hoàn thiện hè đường xung quanh.
- Hồ cảnh quan, kênh tiêu nước:
– Các kênh mương chính trong phạm vi dự án được hoàn trả bằng hệ thống hồ kết hợp với kênh đảm bảo hệ thống được liên thông, tiêu thoát nước đô thị và nông nghiệp.
– Hồ rộng khoảng 2,17 ha, sâu khoảng 2,50 m, cao độ đáy hồ khoảng +3.50m. Taluy hồ thiết kế độ dốc 1:1,5, được lát đá hộc vữa xi măng mác 100 dày 30cm, đắp đất á sét dày 50cm; Các hồ được nối với nhau bằng 2 cống hộp, mỗi cống hộp kích thước 2x2m.
– Kênh hở nằm phía Đông của dự án có chiều rộng mặt kênh 10m, taluy thiết kế độ dốc 1:1,5, và được lát đá hộc vữa xi măng mác 100 dày 30cm, đắp đất á sét dày 50cm.
- Đường giao thông:
– Mặt bằng các tuyến đường được thiết kế phù hợp với bản vẽ quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 340/QĐ-SXD ngày 20/11/2015 của Sở Xây dựng Bắc Ninh. Cao độ mặt đường khống chế theo cao độ các điểm giao cắt với các tuyến đường hiện có.
– Cấp hạng đường thiết kế: Đường nội bộ, có 05 mặt cắt ngang điển hình:
+ Mặt cắt 1-1: 4,5+7,0+4,5 = 16,0m.
+ Mặt cắt 2-2: 5,0+10,5+5,0 = 20,5m.
+ Mặt cắt 3-3: 6,0+12,0+6,0 = 24,0m.
+ Mặt cắt 4-4: 8,0+10,5+5,0+10,5+8,0 = 42,0 m.
+ Mặt cắt 5-5: 10,0+14,0+12,0+14,0+10,0 = 60,0 m.
– Bán kính bó vỉa tại các ngã giao nhau của đường: RMin > 8 m.
– Độ dốc ngang mặt đường: i = 2%;
– Độ dốc ngang mặt hè: i = 1,5% .
Nền đường đắp cát đen đầm chặt k = 0,95, lớp trên cùng dày 30 cm đầm chặt K ≥ 0,98; trước khi đắp bóc bỏ toàn bộ lớp đất hữu cơ dưới đáy nền dày trung bình 30cm.
* Kết cấu mặt đường: Kết cấu mặt đường cấp cao A1, mặt đường bằng bê tông nhựa (BTN) rải nóng, có 2 loại kết cấu mặt đường:
– Kết cấu mặt đường các tuyến đường có mặt cắt 2-2, 3-3, 4-4, 5-5: Tải trọng trục tính toán Q = 12T/trục, thiết kế Ey/c ≥ 155 Mpa, gồm các lớp sau: Lớp BTN hạt mịn dày 5cm; lớp BTN hạt thô dày 7cm; lớp cấp phối đá dăm loại I dày 15cm; lớp cấp phối đá dăm loại II dày 30cm; tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn khi thi công các lớp BTN mặt đường (tưới 0,5kg/m2 trước khi rải lớp BTN hạt mịn; tưới 1,0kg/m2 trước khi rải lớp BTN hạt thô); lớp đáy áo đường dùng cấp phối đá dăm loại II dày 10cm đầm chặt (lớp chuyển tiếp).
– Kết cấu mặt đường với các tuyến có mặt cắt 1-1: Tải trọng trục tính toán Q = 10T/trục, thiết kế Ey/c ≥ 120 Mpa, gồm các lớp sau: Lớp BTN hạt mịn dày 5cm; lớp BTN hạt thô dày 5cm; lớp cấp phối đá dăm loại I dày 15cm; lớp cấp phối đá dăm loại II dày 20cm; tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn khi thi công các lớp BTN mặt đường (tưới 0,5kg/m2 trước khi rải lớp BTN hạt mịn; tưới 1,0kg/m2 trước khi rải lớp BTN hạt thô); lớp đáy áo đường dùng cấp phối đá dăm loại II dày 10cm đầm chặt (lớp chuyển tiếp).
– Phân cách giữa lòng đường và hè đường bằng tấm bó vỉa bê tông xi măng đúc sẵn mác 200# tiết diện 260x230mm, Bó vỉa ở dải phân cách sử dụng bê tông xi măng đúc sẵn mác 200# tiết diện 530x180mm; đan rãnh bằng bê tông xi măng mác 200# kích thước 300x500x60mm. Mặt hè lát gạch block tự chèn, dưới là lớp cát đen gia cố xi măng dày 10cm.
– Tổ chức giao thông: Thiết kế hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT.
- Cây xanh: Trồng cây xanh bóng mát, cây lấy gỗ (Sao Đen, Sấu, Trò Chỉ, Lát,Xoài, Vú Sữa, Sưa trắng,….) trong hố trồng cây trên hè đường và vườn hoa; trên hè đường bố trí các hố trồng cây kích thước (1,2mx1,2m), thành hố trồng cây xanh bằng gạch chỉ bê tông xi măng mác100#, vữa xi măng mác 50#, khoảng cách trung bình giữa các hố khoảng từ 5m đến 10m. Trong vườn hoa bố trí kết hợp giữa cây lúp xúp, cây đường viền và thảm cỏ.
- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa được thu gom bằng các ga thu nước trực tiếp có thiết kế tấm chắn rác đổ vào hệ thống cống tròn BTCT D600-D1500 (cống dọc trên hè tải trọng A, cống qua đường tải trọng C) sau đó thoát về hệ thống kênh tiêu thủy lợi.
- Hệ thống thoát nước thải: Nước thải từ các hộ dân được xử lý qua hệ thống bể phốt, thu gom bằng hệ thống rãnh xây B400 có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép đặt phía sau và trước các lô đất, sau đó thoát ra hệ thống cống D400 (cống trên hè tải trọng A, cống dưới lòng đường tải trọng C) rồi thoát về trạm bơm chuyển bậc PS1 nằm trên ĐT.286 rồi thoát vào hệ thống thoát nước thải chung của khu vực đô thị Chờ.
- Hào kỹ thuật, cống cáp kỹ thuật:
– Đối với các tuyến đường trục chính có bề rộng hè đường >4,5m bố trí một bên hè đường hệ thống hào kỹ thuật kích thước (BxH) 80x80cm bằng BTCT.
– Hố ga hào, cống cáp xây bằng gạch đặc bê tông xi măng M100#, nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép M200# dày 11cm.
- Cấp nước sạch:
– Nguồn nước cấp cho dự án được lấy từ hệ thống cấp nước sạch từ nhà máy nước thì trấn Chờ và nhà máy nước Tam Giang. Mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế theo kiểu mạng lưới cụt kết hợp mạng vòng.
– Mạng phân phối và dịch vụ bao gồm các tuyến ống có đường kính D110-D500 và D50, vật liệu ống sử dụng là ống HDPE PN8.
– Trên các tuyến ống phân phối có bố trí trụ cứu hoả theo quy chuẩn kỹ thuật. Đặt trụ nổi ở các ngã 3, ngã 4, thuận tiện cho xe lấy nước chữa cháy.
- i) Cấp điện:
– Dự án chia thành 4 mạch vòng cấp điện và được đấu nối vào lưới điện 22KV của khu 3. Các mạch vòng sử dụng cáp ngầm 24KV – CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC – 3X240 MM2,có chống thấm dọc, cáp được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC.
– Trạm biến áp được đặt ở khu cây xanh, khu đất công cộng trong dự án. Các trạm biến áp có công suất ≤ 630kVA sử dụng trạm biến áp kiểu 1 trụ. Các trạm biến áp có công suất >630kVA sử dụng trạm biến áp Kios.
– Hệ thống cáp điện hạ thế được thiết kế đi ngầm từ TBA đến các tủ điện, mỗi tủ cấp điện cho từ 6 đến 12 hộ dân. Cáp sử dụng loại cáp ngầm, cách điện bằng lớp XLPE và bảo vệ cơ học bằng lớp DSTA, có chống thấm dọc. Cáp được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC;
– Thiết kế hệ thống chiếu sáng: Với các tuyến đường có lòng đường rộng < 7m bố trí đèn 1 bên, dùng cột thép tròn côn liền cần đơn cao 8m; các tuyến đường có lòng đường rộng ≥ 10,5m bố trí đèn 1 bên, dùng cột thép tròn côn liền cần đơn cao 12m; với các tuyến đường có dải phân cách giữa bố trí đèn đôi ở trên dải phân cách cột thép tròn côn liền cần đôi cao 12m; sử dụng bóng đèn Led công suất 150W, ánh sáng vàng, khoảng cách giữa các cột đèn 30-35m; chiếu sáng sân vườn, cây xanh bằng hệ thống đèn cao áp và đèn led trang trí;
– Toàn bộ hệ thống chiếu sáng dùng cáp ngầm lõi đồng loại 3 pha 4 dây 380/220V, lắp ngầm trong hào kỹ thuật và cống cáp kỹ thuật; dây nối lên đèn dùng dây Cu/PVC/PVC 2×2,5mm2.
– Thiết bị điều khiển: Hệ thống chiếu sáng được điều khiển tự động.
– Tiếp địa: Tất cả các vị trí cột đèn chiếu sáng, tủ điện đều được lắp đặt tiếp địa.
- Phương án giải phóng mặt bằng: Thực hiện theo quy định hiện hành.
- Tổng mức đầu tư của dự án: 903.785.697.000 đồng (Chín trăm không ba tỷ, bẩy trăm tám mươi lăm triệu, sáu trăm chín mươi bẩy nghìn đồng).
Trong đó:
– Chi phí xây dựng: 396.156.450.000 đồng;
– Thiết bị: 21.000.000.000 đồng;
– Chi phí QLDA: 5.518.979.000 đồng;
– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 15.302.460.000 đồng;
– Chi phí khác: 17.450.609.000 đồng;
– Chi phí bồi thường GPMB : 362.085.000.000 đồng;
– Chi phí dự phòng: 86.272.199.000 đồng.
- Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có của Nhà đầu tư; vốn huy động và vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Thời gian thực hiện dự án (giai đoạn 1 phần hạ tầng kỹ thuật): Năm 2018 – 2022.
- Hình thức quản lý dự án: Thực hiện theo quy định hiện hành.
- Trách nhiệm của chủ đầu tư: Tổ chức thực hiện dự án theo quy định hiện hành, hoàn thiện một số nội dung theo yêu cầu tại kết quả thẩm định dự án số 534/SXD-ĐT&HT ngày 10.10.2017 của Sở Xây dựng; văn bản số 228/HĐXD –QLDA ngày 14.4.2017 của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng; văn bản số 55/KHĐT-KTĐN ngày 02.02.2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND huyện Yên Phong; Công ty cổ phần đầu tư nhà và thương mại Hưng Ngân và các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– TTTU, TT HĐND (b/c);
– VP UBND tỉnh: CVP, P.CVP: CN.XDCB, KT-TH;
– Lưu: VT, CN.XDCB, KT-TH. |
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Tiến Nhường |
